Viễn thị thường gặp ở những đối tượng nào là phổ biến nhất sẽ được cung cấp trong bài viết cùng với những phương pháp điều trị bệnh cho bạn. Những thông tin dưới đây sẽ là hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu và xử lý tật viễn thị khá nhiều người mắc phải này nhé.
Đôi mắt được xem như là cửa sổ tâm hồn nên hầu hết mọi người đều quan tâm đến sức khỏe của chúng. Và bạn là một trong số những người quan tâm đến tật viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào? Nếu như không may mắc phải tình trạng này vậy cần phải xử lý ra sao?,…Những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp hết trong bài viết sau đây nhé.
Mục lục
1. Tìm hiểu về tình trạng viễn thị
Viễn thị (Hyperopia, Hypermetropia, Farsightedness) là một tật khá phổ biến về mắt. Những người bị viễn thị có thể nhìn rất rõ các vật ở xa, nhưng lại gặp khó khăn khi tập trung vào các vật ở gần.
Viễn thị là một tật khúc xạ gây ra khi mắt nghỉ ngơi, các tia sáng song song khi đi vào mắt sẽ hội tụ phía sau võng mạc. Muốn nhìn rõ, mắt phải điều chỉnh để đưa hình ảnh từ phía sau về đúng võng mạc.
Trẻ bị viễn thị bẩm sinh
Viễn thị bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra đã bị viễn thị. Đặc biệt, một số trẻ có khả năng không còn viễn thị khi lớn lên, một số khác có thể bị viễn thị nặng, cần phải điều chỉnh bằng kính. Hậu quả của tật viễn thị gây nên bao gồm:
- Giảm chất lượng cuộc sống: Ở trẻ em, viễn thị không được điều trị có thể gây ra các vấn đề về học tập.
- Căng mắt: Chứng viễn thị không được điều trị có thể khiến mắt phải nheo mắt hoặc căng thẳng để duy trì sự tập trung dẫn đến mỏi mắt và nhức đầu.
- Mất an toàn khi lái xe hoặc vận hành thiết bị nặng.
2. Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào?
Viễn thị thường gặp ở người nào luôn là vấn đề mà mọi người thực sự muốn biết để phòng ngừa. Viễn thị là một tật thường gặp ở mắt và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường gặp và phổ biến nhất là ở trẻ em.
Viễn thị thường gặp ở đối tượng nào mà làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viễn thị lên? Chúng bao gồm:
Viễn thị thường gặp ở trẻ em
- Yếu tố di truyền: Con cái sẽ dễ bị viễn thị nếu bố mẹ bị viễn thị.
- Bị bệnh võng mạc.
- Có khối u ở mắt.
- Các triệu chứng của tật viễn thị bao gồm:
- Nhức đầu, đau thái dương.
- Đau mắt, mỏi mắt.
- Lo lắng, mệt mỏi.
- Phải nheo mắt hoặc mỏi mắt khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa vẫn rất tốt.
- Vì muốn nhìn rõ nên mắt người bệnh phải cố gắng điều chỉnh. Do vậy sẽ thường kèm theo sự co rút các cơ vùng trán, lông mày và lông mi, khiến mắt người viễn thị có nếp nhăn.
- Mắt người viễn thị luôn có xu hướng hướng vào trong, tạo cảm giác mắt rất sắc.
- Lé trong.
- Bệnh tăng nhãn áp thường thấy ở những người bị viễn thị do mí mắt to và tiền phòng hẹp.
3. Cách điều trị viễn thị phổ biến
3.1. Điều trị viễn thị ở trẻ em
Thông thường ở trẻ em không cần thiết phải điều trị vì lúc này mắt của trẻ khá linh hoạt và tình trạng này sẽ cải thiện dần theo thời gian. Trẻ em nên được khuyến khích tham gia vào các hoạt động thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện,… để tăng độ khúc xạ của thủy tinh thể, dẫn đến giảm độ viễn thị.
3.2. Điều trị viễn thị ở người lớn
Tuy viễn thị thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng hay mắc phải tật về mắt này. Do đó, bạn có thể lựa chọn đeo kính hoặc phẫu thuật để điều trị tật viễn thị. Cụ thể:
3.2.1. Đeo kính viễn thị
Đeo kính viễn giúp người bị viễn thị nhìn rõ ở cự ly gần
Có thể điều chỉnh tật viễn thị bằng cách đeo kính làm thay đổi tiêu điểm của tia sáng đi vào mắt, bắt đầu bằng một số mắt kính có dấu cộng, chẳng hạn như +2,50. Bệnh nhân có thể đeo kính gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc khi đọc sách, làm việc với máy tính hoặc làm những việc khác ở cự ly gần.
Việc sử dụng kính phải đi kèm với chế độ luyện tập tích cực cho mắt để giảm độ viễn thị. Người bệnh cần được theo dõi ít nhất 6 tháng một lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với tiến triển của lão thị.
3.2.2. Phẫu thuật viễn thị
Phẫu thuật khúc xạ, chẳng hạn như phẫu thuật LASIK. Hoặc phẫu thuật tạo lớp sừng bằng tần số vô tuyến (CK) là một lựa chọn khác để điều chỉnh lão thị. Phẫu thuật làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn nhu cầu sử dụng kính điều chỉnh. Tuy nhiên, phương pháp này không an toàn bằng đeo kính vì có thể gây ra một số biến chứng như:
- Tầm nhìn bị điều chỉnh quá mức.
- Bạn sẽ nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn.
- Bị nhiễm trùng.
- Khô mắt.
- Mù nhưng khá hiếm.
Giờ thì bạn đã biết tật viễn thị thường gặp ở đối tượng nào và cách điều trị bệnh phổ hiện nay là gì rồi phải không nào. Bạn không được chủ quan với bệnh mà còn phải bảo vệ mặt cách tốt nhất. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì các phương pháp cấy ghép vào giác mạc đang được nghiên cứu có thể là lựa chọn điều chỉnh tật viễn thị trong tương lai.