Trái tim là bộ phận quan trọng của cơ thể người và nếu như tim ngừng đập thì toàn bộ cơ thể sẽ chết ngay. Một thông số quan trọng để đánh giá sự hoạt động của trái tim là nhịp tim. Thực chất nhịp tim là gì và các yếu tố nào của nhịp tim xác định được trái tim có đang khỏe mạnh hay không?
Như các bạn đã biết, trái tim có vai trò giống như một chiếc máy bơm, bơm máu để nuôi toàn bộ cơ thể và không bao giờ nghỉ ngơi. Nhịp tim là một chỉ số điển hình để đánh giá hoạt động của chiếc máy bơm thần kỳ này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được nhịp tim là gì và nhịp tim như thế nào là bình thường. Ta hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn qua bài viết chia sẻ kiến thức sức khỏe này.
Mục lục
1. Nhịp tim là gì?
Nhịp tim chính là số lần tim đập mỗi phút. Nhịp tim của mỗi người là khác nhau. Trong cơ thể, nhịp tim thay đổi theo nhu cầu thể chất. Một số yếu tố làm thay đổi nhịp tim có thể kể đến như tập luyện thể dục thể thao, lo lắng căng thẳng, ăn uống, nghỉ ngơi, bệnh tật,… Như vậy, bạn đã biết nhịp tim là gì rồi đúng không.
Để biết được nhịp tim như thế nào là khỏe mạnh, chúng ta cần phải biết cách tính nhịp tim sao cho đúng. Thông thường, người càng khỏe mạnh thì nhịp tim càng thấp. Những vận động viên chuyên nghiệp thường có nhịp tim bé hơn 60 lần trên phút, đặc biệt những lúc nghỉ ngơi có thể xuống đến 40 lần/phút.
Người bình thường đủ 18 tuổi trở lên nhịp tim giao động cho phép từ 60 đến 100 lần/phút.
Nhịp tim là thông số đo lường tình trạng sức khỏe
Cho nên, để có một trái tim khỏe mạnh chúng ta phải giữ nhịp tim hoạt động trong giới hạn cho phép, không để quá nhanh hay quá chậm. Nhịp tim sẽ tăng cao khi cơ thể ở trong trạng thái hồi hộp, lo âu. Nhịp tim đập nhanh cũng là một dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm về tim. Khi tim đập nhanh về lâu dài, các van tim sẽ bị mòn do ma sát với tế bào máu, dẫn đến hở van tim.
Trị bệnh hở van tim hiện nay tại Việt Nam chỉ còn cách khi van tim hở quá lớn sẽ tiến hành phẫu thuật van tim. Và chi phí cho các bệnh lý về tim hiện nay rất cao. Tim đập nhanh hoặc không đều cũng là nguyên nhân gây ra đột quỵ – bệnh rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Chính vì vậy, việc hiểu về nhịp tim và biết được công thức tính nhịp tim đúng là rất cần thiết để kiểm soát sức khỏe tim mạch. Điện tâm đồ (ECG) là phương pháp phổ biến để đo nhịp tim. Bác sĩ sẽ gắn các điện cực lên ngực của bạn để xác định tốc độ đập của tim.
Điện tâm đồ ECG của nhịp tim bình thường và khi đập nhanh
Ngoài ra, các bạn có thể tự kiểm tra nhịp tim của mình. Dùng tay để xác định vị trí tim và tiến hành đo trong 10 giây. Sau đó, các bạn nhân với 6 lần sẽ ra nhịp tim trong 1 phút. Phương pháp này có độ chính xác tương đối, nhưng cũng có thể kiểm soát được nhịp tim. Các bạn có thể tham khảo bảng bên dưới để biết được mức độ hoạt động của tim bình thường và khi các bạn tập luyện thể thao. Dựa trên số liệu, các bạn hãy điều chỉnh cường độ cho phù hợp, tránh quá sức trong tập luyện.
Nhip tim chuẩn đối với mọi đối tượng
Xem Chỉ số BPM là gì? Cách tính chỉ số BPM để hiểu rõ hơn về chỉ nhịp tim và huyết áp.
2. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến nhịp tim
Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến nhịp tim khiến cho nó trở nên cao hoặc thấp hơn mức bình thường. Dưới đây là một số yếu tố có thể khiến cho nhịp tim của bạn thay đổi:
2.1. Tập thể dục, thể thao
Nhịp tim của bạn sẽ tăng lên tạm thời khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Và nhịp tim sẽ trở lại mức bình thường khi bạn nghỉ ngơi. Những người thường xuyên tập thể dục thể thao thường có nhịp tim lúc nghỉ ngơi thấp hơn so với người lười vận động. Điều này rất tốt cho tim mạch bởi vì tim của bạn không phải hoạt động quá nhiều nên giúp tuổi thọ tăng cao.
2.2. Cảm xúc
Những cảm xúc như căng thẳng, lo lắng, vui buồn đột ngột,.. cũng có thể khiến nhịp tim của bạn tăng lên. Yếu tố cảm xúc là do não quyết định và thường làm thay đổi nhịp tim trong thời gian ngắn.
2.3. Nhịp thở
Nếu như bạn để y kỹ sẽ thấy nhịp tim của chúng ta sẽ chậm lại khi hít vào và ngay lạp tức trở lại mức bình thường. Với những người bị khó thở hay thở gấp thì nhịp tim sẽ tăng cao để đáp ứng đấy đủ oxy cho cơ thể.
2.4. Kích thước, trọng lượng của cơ thể
Nhịp tim của những người bị béo phì sẽ cao hơn người bình thường nhưng sẽ không quá 100 nhịp/phút.
2.5. Chất kích thích
Chất kích thích là một yếu tố gây ảnh hưởng đến nhịp tim
Sử dụng quá nhiều chất kích thích, đặc biệt là cafe có thể dẫn đến một số tình trạng như mất ngủ, khó chịu, tăng nhịp tim, mệt mỏi,..
2.6. Thuốc
Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh có tác dụng phụ làm thay đổi nhịp tim. Chẳng hạn thuốc chẹn beta giao cảm thường có xu hướng làm nhịp tim giảm. Trong khi thuốc điều trị bệnh tuyến giáp lại có xu hướng làm nhịp tim tăng.
2.7. Bệnh tim mạch
Một số bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim,.. có thể gây rối loạn nhịp tim khiến tim đạp quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Bên cạnh đó, sự tổn thương cơ tim do vi khuẩn, virus hoặc sử dụng thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim.
3. Làm thế nào để có trái tim khỏe mạnh?
Đây là câu hỏi chắc chắn được rất nhiều người quan tâm. Trái tim khỏe là tiền đề vững chắc cho một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy để có một trái tim khỏe và ít bệnh lý chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
3.1. Chế độ dinh dưỡng
- Thực phẩm giàu khoáng chất: Magie, natri, canxi, kali là những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Tình trạng thiếu hụt các khoáng chất này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim đặc biệt là magie còn có vai trò quan trọng trong việc ổn định dẫn truyền tín hiệu thần kinh và sự co cơ tim.
- Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bạn ngăn chặn rối loạn nhịp tim và giảm nguy cơ tử vong do đau tim, đột quỵ ở người có tiền sử bệnh tim.
- Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Trái cây và rau quả là nguồn thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Đây là thành phần gây nên mỡ máu. Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu là tiền thân của đột quỵ.
Một số thực phẩm tốt cho tim mạch các bạn nên bổ sung vào bữa ăn
3.2. Chế độ sinh hoạt, luyện tập
- Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, tránh việc lao động và tập luyện quá độ sẽ dẫn đến tăng sức ép lên hoạt động của tim.
- Tập luyện thể dục thể thao là cách tăng cường chức năng và sức khỏe tim mạch hiệu quả. Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại, nhịp sống bận rộn dẫn đến quỹ thời gian hạn chế, không quỹ thời gian đến các phòng gym hoặc câu lạc bộ sức khỏe. Đây là điều hết sức nguy hiểm. Các bạn có thể mua các thiết bị tập thể dục, tập gym để tập luyện tại nhà như máy chạy bộ điện, máy đạp xe, giàn tập thể hình,… Việc mua thiết bị luyện tập tại nhà vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa bảo vệ sức khỏe rất tốt.
Hãy tập luyện để có trái tim khỏe mạnh hơn từ đây
Mỗi độ tuổi có nhịp tim chuẩn khác nhau, xem ngay nhịp tim bao nhiêu là bình thường? để biết ở độ tuổi của bạn, nhịp tim bao nhiêu là hợp lí.
Hi vọng rằng, một số thông tin vừa rồi sẽ giúp các bạn hiểu được nhịp tim là gì và một số cách để rèn luyện sức khỏe trái tim. Hãy chú ý chăm sóc trái tim của bạn hằng ngày bằng cách rèn luyện nó nhé. Chúc các bạn luôn có một trái tim khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, hãy ghé thăm các thiết bị gym tại nhà của tập đoàn thể thao Elipsport để lựa chọn cho mình những dụng cụ phù hợp cho việc tập luyện nhé.