Kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình phù hợp và tốt nhất

máy chạy bô gia đình

Kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một chiếc máy chạy bộ có thể sở hữu cho mình và gia đình một sản phẩm phù hợp. Bởi vì nhu cầu mua máy chạy bộ để rèn luyện sức khỏe ngày càng cao. Tuy nhiên, để lựa chọn một máy chạy bộ tốt trong vô vàng sản phẩm trên thị trường là điều không dễ dàng. Giờ thì cùng tham khảo những cách chọn mua máy chạy bộ gia đình tốt nhé!

Mục lục

1. Lợi ích của việc tập luyện với máy chạy bộ tại nhà

Bạn biết đấy chạy bộ là bộ môn thể thao rất tốt cho sức khỏe ngoài ra nó còn mang lại nhiều lợi ích khác cả về tinh thần. Tuy nhiên, bạn đã biết tập luyện với máy chạy bộ ở nhà sẽ mang lại những ưu điểm vượt trội nào hơn không? Và vì sao nhiều người lựa chọn việc tập luyện cùng với máy chạy bộ tại nhà? 

kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đìnhTập luyện với máy chạy bộ tại nhà giúp nâng cao sức khỏe

Dưới đây là những lý do để bạn lựa chọn một máy chạy bộ gia đình để tập luyện:

  • Không gian riêng tư: Nếu bạn là một người thích sự tĩnh lặng thì một chiếc máy chạy bộ tại nhà sẽ giúp bạn vừa có thể tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe mà còn mang lại một không gian riêng tư, cũng như bầu không khí mát mẻ ngay trong ngôi nhà của mình.
  • Tiện lợi, linh hoạt và chủ động được thời gian: Một chiếc máy chạy bộ ở nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tập luyện mà không cần phụ thuộc vào bất cứ điều gì hay phụ thuộc vào thời tiết như chạy bộ ngoài trời. Dù bất kể trời mưa hay nắng nóng vẫn không còn là vấn đề khi có một chiếc máy chạy bộ tại nhà. Hơn nữa, chỉ cần rãnh là bạn có thể tập luyện mọi lúc.
  • Duy trì được thói quen tập luyện: Bạn sẽ thôi thúc bản thân tập luyện thường xuyên khi mình đầu tư một chiếc máy chạy bộ ở nhà. Có thể vì nhiều lý do như đã tốn tiền mua không tập sẽ phí lắm hay một chiếc máy chạy bộ tại nhà thì không có lý do gì để bạn lười nhác mà không tập luyện.
  • An toàn hơn khi tập luyện với máy chạy bộ tại nhà: Chạy bộ ngay tại nhà giúp bạn loại bỏ các nguy hiểm có thể xảy ra khi chạy bộ ngoài trời. Chẳng hạn như, đường xá trơn trượt, mặt đường không bằng phẳng, mưa gió, xe cộ dễ gây tai nạn và chấn thương khi chạy. Chạy bộ ngoài trời sẽ nguy hiểm hơn nếu bạn là phụ nữ và chạy một mình ở nơi vắng vẻ. Một chiếc máy chạy bộ ở nhà sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này.
  • Nhiều tiện ích cùng chế độ tập luyện đa dạng: Hầu hết, các dòng máy chạy bộ trên thị trường hiện nay được tích hợp nhiều tính năng hiện đại cùng nhiều bài tập đa dạng. Điều này giúp bạn không cảm thấy nhàm chán trong việc chạy bộ. Các bài tập được thiết lập sẵn sẽ đáp ứng được tất cả các yêu cầu chạy của mọi đối tượng khác nhau.

2. Kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình phù hợp nhất

Với những lợi ích khi bạn sở hữu một máy chạy bộ tại nhà mang lại đã chia sẻ ở trên thì bạn cũng cần nên biết những tiêu chí để có thể chọn lựa một máy chạy bộ phù hợp và tốt nhất cho mình. Kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình dưới đây sẽ giúp bạn tìm đúng chiếc máy phù hợp cho mình.

2.1. Kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình theo nhu cầu sử dụng

Trên thị trường hiện nay, máy chạy bộ được chia thành 2 dòng phổ biến là máy chạy bộ điện và máy chạy bộ cơ. Một kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình đầu tiên đó là bạn cần xem xét kỹ nhu cầu tập luyện của mình để lựa chọn thiết bị phù hợp vì giá thành 2 dòng máy chạy bộ này chênh lệch nhau.

  • Với máy chạy bộ cơ, cấu tạo máy đơn giản với phần khung sườn máy được làm bằng thép không rỉ rất chắc chắn. Bàn chạy được làm từ thép hoặc gỗ. Cao su đàn hồi được sử dụng cho băng chạy. Ở máy chạy bộ cơ người tập làm chủ tốc độ chạy của mình. Tốc độ của máy phụ thuộc vào việc bạn chạy như thế nào. Ở hai đầu bàn chạy có quả lô quay theo nhịp chạy của người tập. Bạn chạy nhanh quả lô quay nhanh và ngược lại. Chính vì vậy, máy chạy bộ cơ sẽ phù hợp với những người có thể lực và sức bền tốt, khả năng chịu đựng cao.
  • Với máy chạy bộ điện, mọi hoạt động chính của máy đều phụ thuộc vào năng lượng điện. Người tập chỉ vận dụng thể lực của mình để tập theo các bài tập chạy đã thiết lập sẵn trên máy. Ví dụ, bạn chọn tốc độ thấp hay nhanh thì băng chạy sẽ hoạt động liên tục và ổn định với tốc độ đó và bạn phải vận động người để theo kịp tốc độ chạy của máy. Ngoài ra, máy chạy bộ điện còn tích hợp nhiều tính năng tiện ích khác giúp bạn thao tác điều chỉnh dễ dàng cũng như giải trí khi tập luyện. Máy chạy bộ điện sẽ phù hợp với mọi đối tượng người dùng, từ trẻ đến già.

2.2. Xem xét chất liệu máy khi chọn máy chạy bộ gia đình 

Kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình khác đó là bạn cũng nên chú ý đến chất liệu của máy chạy bộ. Nên chọn những dòng máy có khung sườn được làm từ thép không gỉ, gắn chắc và có độ bền cao. Nó giúp hạn chế bám bẩn, và dễ dàng lau chùi vệ sinh máy. Khi chạy có cảm giác êm, đầm không có tiếng động và rung lắc,…

2.3. Lựa chọn máy chạy bộ dựa vào công suất

Động cơ sử dụng trong máy chạy bộ được chia làm 2 loại là động cơ AC và động cơ DC. Với động cơ motor AC, thường là máy có công suất lớn 5.0 – 8.5HP,  phù hợp với các phòng tập gym vì đòi hỏi khả năng hoạt động liên tục của máy.

Với động cơ motor DC, công suất nhỏ 1.0 – 4.0HP và thường dùng cho cá nhân hoặc gia đình. 

Với kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình, lời khuyên là bạn không nên chọn dòng máy có công suất quá lớn, tốn kém chi phí điện năng cũng như giá thành máy.

Xem thêm:

Top 5 máy chạy bộ cho phòng gym chất lượng tốt đáng đầu tư

Tư vấn chọn mua máy chạy bộ ở nhà chất lượng và phù hợp

2.4. Kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình dựa vào tải trọng máy

Với kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình thì nếu bạn hay người thân là một người có thân hình quá khổ và muốn chạy bộ giảm cân thì tiêu chí này rất quan trọng đấy nhé.

Hiện nay, các dòng máy chạy bộ trên thị trường thường có tải trọng từ 100 – 200Kg. Bạn nên chọn dòng máy có sức tải lớn hơn trọng lượng cơ thể khoảng 20Kg. Nếu chọn máy có tải trọng quá thấp hoặc bằng với trọng lượng cơ thể. Khi tập luyện máy sẽ rung lắc mạnh, tạo tiếng ồn và động cơ phải hoạt động quá mức dễ gây hư hại và giảm tuổi thọ thiết bị.

kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đìnhKinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình – Máy chạy bộ tải trọng lớn đáp ứng mọi đối tượng tập luyện

2.5. Các tính năng hiện đại tích hợp trên máy

Một máy chạy bộ tốt và hiện đại phải đáp ứng đầy đủ các tính năng và tiện ích để hỗ trợ việc tập luyện. Bạn có thể tham khảo các tính năng như theo dõi nhịp tim, kết nối Bluetooth, loa Hi-Fi với âm thanh chuẩn giúp bạn nghe nghe nhạc khi đang chạy bộ. Hay một màn hình LED cảm ứng có thể xem phim nghe nhạc,…

Bạn nên xem xét kỹ lưỡng các tính năng thật sự cần thiết với mình. Vì tính năng càng nhiều đi theo giá thành máy càng cao đấy. Ngòai ra, với nhiều dòng máy chạy bộ đa năng còn kết hợp đai massage và các bộ phận hỗ trợ tập luyện các bài tập khác. Ngược lại, máy chạy bộ đơn năng sẽ phù hợp cho những ai chỉ muốn tập luyện các bài tập đi bộ và chạy bộ.

2.6. Lựa chọn máy chạy bộ dựa vào thông số và kích thước máy

Một tiêu chí không kém phần quan trọng khi chọn mua máy chạy bộ ở nhà đó chính là kích thước và thông số máy. Bạn cần quan tâm đến chiều cao máy, chiều rộng máy, chiều dài và chiều rộng băng chạy,… Những thông số này sẽ giúp bạn lựa chọn một chiếc máy vừa vặn với bạn không quá to cũng không quá nhỏ. Một chiếc máy chạy bộ vừa vặn không chỉ cung cấp các bài tập chạy mà còn hỗ trợ bạn tập luyện các bài tập đa năng khác.

Với thể trạng của người dân Việt Nam, kích cỡ máy chạy bộ phù hợp như sau:

  • Chiều cao: 120 – 140cm
  • Chiều dài: 170- 200cm
  • Chiều rộng: > 80cm
  • Trọng lượng: > 90Kg
  • Chiều rộng băng tải:  50 – 70cm
  • Chiều dài băng tải: 130 – 140cm

2.7. Mua máy có thể gấp gọn được

Máy chạy bộ loại bình thường có thể chiếm một khoảng diện tích của ngôi nhà bạn. Do đó, nếu ngôi nhà bạn có không gian hạn chế thì nên mua loại máy chạy bộ có thể gấp gọn lại được nhé.

2.8. Lựa chọn máy có thể điều chỉnh độ nghiêng

Nếu như mục đích của bạn là giảm cân hoặc điều chỉnh cân nặng thì máy chạy bộ có thể điều chỉnh độ nghiên là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Chế độ nghiêng sẽ giúp bạn trải nghiệm cảm giác như chạy bộ thông thường và chạy bộ hiệu quả hơn. Độ nghiêng thích hợp để bạn có cảm giác như chạy bộ thật sự là 3%.

3. Những lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ 

Bạn biết đấy, dù sử dụng bất cứ thiết bị nào thì cũng phải luôn tìm hiểu kỹ để tránh những vấn đề không hay mà mình không kiểm soát được. Với máy chạy bộ cũng vậy, bạn nên nắm rõ những lưu ý khi tập luyện cùng với máy chạy bộ tại nhà để đạt kết quả tập luyện tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.

3.1. Khởi động cơ thể trước khi sử dụng máy chạy bộ 

Dù là tập luyện với máy chạy bộ tại nhà hay phòng gym thì bạn không nên bỏ qua bước khởi động. Khởi động thực sự rất quan trọng. Trước tiên, bạn có thể thực hiện một vài động tác kéo giãn để các cơ thích nghi. Sau đó đi bộ từ 3 đến 5 phút để tim và phổi thích nghi. Nếu bạn không thực hiện khởi động, bạn sẽ dễ bị chấn thương thể thao như căng cơ, bong gân khớp, thường xảy ra hơn khi thời tiết lạnh. Đừng lơ là mà bỏ lỡ bước khởi động quan trọng này nhé.

khởi động trước khi chạy bộKhởi động trước khi tập luyện với máy chạy bộ tại nhà

3.2. Bắt đầu chạy với tốc độ từ chậm đến nhanh dần

Khi chạy trên máy chạy bộ, bạn hãy đi bộ từ ba đến năm phút trước khi bắt đầu chạy. Điều này giúp tim và phổi làm quen với sự thay đổi của cơ thể khi vận động. Khi mới bước lên máy chạy bộ, không nên cài đặt tốc độ quá nhanh, Bạn có thể bắt đầu bằng 3 MPH  tăng dần lên 3.5 MPH, sau đó đến 4 MPH. Và tăng dần tốc độ để cơ thể có quá trình thích nghi từ từ. 

Điều này cũng áp dụng cho việc thiết lập độ dốc. Nên nhớ tăng độ dốc từ từ, đừng quá vội vàng. Một điều lưu ý rất quan trọng đó là hiểu giới hạn của bạn ở mức nào. Đừng quá phấn khích trong khi tập, tăng tốc độ và độ dốc quá cao hơn khả năng thực tế, bạn có thể bị ngã trong quá trình tập luyện.

Lưu ý này cực kỳ quan trong nếu bạn tập luyện cùng với máy chạy bộ tại nhà. Nếu bạn tập luyện khi ở nhà một mình, sẽ không có người hỗ trợ bạn kịp thời khi có vấn đề gì xảy ra. Vì thế, hãy nhớ tập luyện một cách khoa học và không nên vội vàng.

3.3. Thời gian chạy không quá dài khi sử dụng máy chạy bộ 

Nói chung, khi đến phòng tập gym hay tập với máy chạy bộ ở nhà bạn không nên chỉ chú tâm vào bài tập chạy mà nên tập thêm các bài tập khác. Việc tập luyện và chia đều thời gian cho các bài tập sẽ giúp bạn các cơ không bị căng cứng quá mức. Ngoài ra, tập nhiều bài tập sẽ giúp cơ thể bạn cân đối hơn. Chạy trên máy chạy bộ quá lâu dễ gây mệt mỏi, nghiêm trọng hơn là độ mòn ở các khớp cũng có thể tăng lên. Thời gian chạy tốt nhất tầm 20 – 40 phút chạy bộ, tùy theo mục đích tập luyện của bạn.

Nếu bạn chạy bộ để giảm căng thẳng thì có thể chạy 20 phút mỗi ngày. Với những bạn chạy bộ để giảm cân thì thời gian chạy nên từ 30 – 40 phút và chọn tốc độ chạy từ 6.0 đến 8.5 MPH (tùy thể trạng).

3.4. Thường xuyên theo dõi nhịp tim khi tập luyện với máy chạy bộ ở nhà

Máy chạy bộ còn có chức năng theo dõi nhịp tim, chắc hẳn nhiều người đã bỏ qua việc theo dõi nhịp tim khi chạy bộ. Thông thường trên tay vịn của một số máy chạy bộ có một miếng kim loại, khi tay trái và tay phải lần lượt giữ vào tay vịn trái và phải thì máy chạy bộ sẽ ghi lại số nhịp tim. Nhịp tim tối đa của mỗi người là 220n/p. 

Muốn đạt được hiệu quả giảm cân thì bài tập aerobic hiệu quả nhất là duy trì nhịp tim từ 60% đến 80% nhịp tim tối đa. Bạn có thể sử dụng máy chạy bộ để phát hiện nhịp tim đang chạy của mình để đạt được hiệu quả tập luyện. Lời khuyên cho bạn là hãy chú trọng đến sức khỏe và thể trạng của mình. Đừng cố gắng quá sức mà gây ảnh hưởng.

kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đìnhTheo dõi nhịp tim thường xuyên trong quá trình chạy

3.5. Không nắm tay vịn khi chạy trên máy chạy bộ

Tay vịn của máy chạy bộ có chức năng giúp bạn di chuyển lên và xuống máy. Việc phụ thuộc quá nhiều vào tay vịn ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tim phổi nên dù có trở lại chạy bộ ngoài trời cũng sẽ rất mất tự nhiên. 

Quan trọng hơn, nếu bạn cầm tay vịn của máy chạy bộ bằng tay, bạn sẽ trực tiếp tiêu hao lượng calo ít hơn 20%. Điều này sẽ làm cho hiệu suất tập luyện giảm xuống.

3.6. Siết cơ bụng và ngực, săn chắc cơ lưng khi tập luyện với máy chạy bộ

Chạy bộ là một bài tập thể dục nhịp điệu, cả cơ thể sẽ tham gia vào việc đó. Nếu bạn ưỡn ngực và chống tay khi chạy sẽ không mang lại hiệu quả bài tập mà còn làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng. Theo thời gian sẽ gây căng cơ thắt lưng. Do đó, khi tập trên máy chạy bộ, bạn phải hóp bụng và ngực lại, đồng thời siết chặt cơ lưng dưới.

3.7. Bổ sung nước kịp thời khi tập với máy chạy bộ ở nhà

Chạy bộ là một vận động mạnh làm cho cơ thể mất nước qua các tuyến mồ hôi. Cho nên khi tập luyện với máy chạy bộ ở nhà, phòng gym hay chạy bộ ngoài trời thì bạn cũng nên bổ sung một lượng nước nhất định sau mỗi 15 phút chạy bộ. 

Không nên uống quá nhiều nước một lần và hãy chia ra nhiều lần để cơ thể nhận đủ nước. Uống nhiều nước một lần sẽ gây tình trạng đầy dạ dày, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tập luyện sau đó. Sau khi chạy bộ hoặc trước khi chạy bộ, bạn có thể uống thêm các thức uống chức năng để nâng cao hiệu quả chạy bộ. 

bổ sung nước khi chạy bộNên bổ sung lượng nước đầy đủ và kịp thời khi chạy bộ

3.8. Không nên chú tâm xem video khi chạy bộ

Nhiều người đã quen với việc xem video khi chạy trên máy chạy bộ. Điều này thực sự thú vị nhưng chiều cao của màn hình hiển thị của máy chạy bộ chỉ khoảng 1 mét đến 1,2 mét. Khi xem video, bạn dễ dàng cúi đầu và gù lưng và trọng tâm của cơ thể hướng quá về phía trước.

Điều này sẽ gây ra áp lực quá lớn lên cột sống thắt lưng và dễ dẫn đến căng cơ thắt lưng. Và việc xem video khi đang chạy rất dễ bị phân tâm, gây nguy hiểm do tốc độ quá nhanh hoặc quá chậm.

3.9. Không nên ngừng chạy đột ngột khi kết thúc

Khi không muốn chạy nữa hoặc kết thúc bài tập chạy, bạn nên giảm từ từ tốc độ chạy rồi giảm xuống đi bộ. Đừng dùng đột ngột, vì khi chạy máu trong cơ thể chủ yếu tập trung ở chi dưới, các cơ co bóp nhịp nhàng sẽ giúp đẩy máu từ chi dưới trở về tim. Nhưng nếu bạn dừng lại ngay sau khi chạy, hiệu ứng bóp đột ngột biến mất, và máu sẽ không lưu thông tốt trở lại tim.

Nếu tim không đủ máu có thể khiến máu cung cấp cho não không đủ, trường hợp nặng có thể xuất hiện triệu chứng sốc. Nên chạy chậm dần đều rồi chuyển sang đi bộ để cơ thể có thời gian thích nghi.

4. Kết luận

Với những kinh nghiệm mua máy chạy bộ gia đình vừa chia sẻ trên bài viết sẽ giúp các bạn có thể tìm kiếm một chiếc máy vừa phù với nhu cầu sử dụng của mình và mọi người trong gia đình. Hơn nữa, những lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ sẽ giúp bạn có những buổi tập luyện an toàn và mang lại kết quả cao. Chúc các bạn thành công trong công việc chăm sóc sức khỏe.

Related Posts