Distance trên máy chạy bộ là gì? Các thông số trên máy chạy bộ

distance trên máy chạy bộ là gì

Bảng điều khiển được xem là thành phần quan trọng của máy chạy bộ, tại đây sẽ hiển thị các thông số, chỉ số cùng nhiều chức năng luyện tập khác của máy. Mặc dù những thông tin này được hiển thị khá đầy đủ trên bảng điều khiển song không phải ai cũng nắm rõ được hết ý nghĩa của chúng. Các thông tin về distance trên máy chạy bộ là gì cùng những thông số khác được chia sẻ cụ thể dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích cho những ai đang có ý định đầu tư thiết bị này.

Mục lục

1. Distance trên máy chạy bộ là gì? Các thông số khác trên máy

1.1. Distance trên máy chạy bộ là gì?

Việc đo đếm quãng đường đã chạy được ngoài trời là điều không thể, song lại có thể dễ dàng giải quyết được nhờ vào khả năng tính toán quãng đường trên máy chạy bộ bằng điện. Vậy distance trên máy chạy bộ là gì? Distance trên máy chạy bộ chính là quãng đường đã đi hoặc chạy được trên máy chạy bộ kể từ khi khởi động thiết bị. Thông số này sẽ được tính theo đơn vị km.

distance trên máy chạy bộ là gì

Distance trên máy chạy bộ chính là quãng đường đã đi hoặc chạy được trên máy chạy bộ

Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu được distance trên máy chạy bộ là gì? Ngoài distance thì trên máy chạy bộ cũng còn rất nhiều thông số quan trọng khác. Tiếp tục theo dõi để hiểu rõ hơn về các thông số này nhé!

1.2. Các thông số khác hiển thị trên màn hình máy chạy bộ

Thời gian (Time)

Time là thời gian đã đi hoặc chạy được trên máy và tính theo phút – giây. Thông số này sẽ nhảy liên tục theo từng giây.

Tốc độ (Speed)

Speed là vận tốc đi bộ hoặc chạy bộ. Thông số này sẽ được tính theo km/h. Các loại máy chạy bộ hiện nay thường được thiết kế với tốc độ khoảng 1 – 22km/h.

Độ dốc (Incline)

Thay đổi độ dốc cho bề mặt là một trong các tính năng đặc biệt mà máy chạy bộ mang lại cho người dùng. Những thông số này trên máy chạy bộ là độ nghiêng của thảm chạy so với mặt đất. Máy chạy bộ có 1 trong 2 chế độ điều chỉnh độ dốc là: chỉnh bằng tay hay chỉnh tự động. Độ dốc của máy chạy bộ khoảng 0 – 15%.

Nhịp tim (Heart rate)

Đối với những ai cần duy trì bài tập đi bộ hoặc chạy bộ trong thời gian dài thì việc nắm bắt và đo lường nhịp tim khá quan trọng. Các thông số của nhịp tim sẽ được hiển thị trên màn hình của máy chạy bộ. Khi bạn nắm vào 2 miếng kim loại trên phần tay cầm của máy chạy bộ thì bộ phận cảm biến sẽ ghi nhận lại nhịp tim của bạn. 

Lượng calo tiêu thụ (Calories)

Lượng calo tiêu thụ được khi tập luyện cũng là một trong các chỉ số được thể hiện trên máy chạy bộ, giúp người tập nắm bắt được chỉ số calo đã tiêu thụ được trong quá trình luyện tập và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

Bài tập (Program)

Các loại máy chạy bộ hiện nay đều sẽ được trang bị hệ thống AI hiện đại, giúp đề xuất bài tập chạy với cường độ cùng thời gian khác nhau nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng. Thường các bài tập chạy mà bạn đang thực hiện sẽ được hiển thị trên màn hình của máy. Tùy vào mỗi dòng máy chạy bộ sẽ có các chương trình chạy khác nhau được cài đặt. Con số này sẽ dao động từ 8 – 12 chương trình.

2. Các thông số quan trọng trong cấu tạo máy chạy bộ

Bên cạnh các thông số hiển thị trên bảng điều khiển, bạn cũng cần quan tâm đến những thông số trong cấu tạo của máy chạy bộ. Vì dựa vào đây có thể giúp bạn lựa chọn được dòng máy chạy bộ phù hợp với nhu cầu của mình. 

distance trên máy chạy bộ là gì

Nắm rõ các thông số trong cấu tạo máy chạy bộ để lựa chọn dòng máy sao cho phù hợp

2.1. Băng tải 

Có thể nói băng tải là một trong những bộ phận không thể nào thiếu của một chiếc máy chạy bộ, bởi đây chính là bộ phận giúp bạn có thể di chuyển khi máy hoạt động. Tùy vào từng dòng máy chạy bộ sẽ có kích thước băng tải khác nhau. Điểm chung của băng tải nằm ở khả năng ma sát lớn, không bị trơn trượt trong quá trình luyện tập, mang lại cảm giác êm ái. 

Tiếp đến là vùng chạy hay còn gọi là diện tích của băng tải, thông số này quyết định nhiều đến sự thoải mái trong bước chạy cho người sử dụng. Nếu độ rộng băng tải càng lớn sẽ mang lại trải nghiệm thoải mái hơn khi đi bộ hoặc chạy bộ. Đây cũng chính là bí quyết mà bạn nên nắm khi chọn mua máy chạy bộ. 

2.2. Động cơ

Nhờ có bộ phận motor mà người dùng có thể điều chỉnh được tốc độ của máy chạy bộ một cách tùy ý. Với công suất khác nhau bạn sẽ thực hiện các bài tập ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, nếu motor càng cao thì khả năng chịu bền sẽ càng tốt. 

Động cơ của máy chạy bộ rất đa dạng, các dòng máy có mức giá khác nhau thì động cơ cũng sẽ khác nhau. Bình thường thì động cơ có công suất từ 1.0HP – 6.0HP, nếu bạn sử dụng máy chạy bộ để luyện tập tại nhà thì công suất khoảng 2.0 HP được xem là thích hợp.

2.3. Vận tốc

Vận tốc tối đa của máy sẽ phụ thuộc vào sức mạnh động cơ, công suất máy. Tuy nhiên, ít có ai sử dụng tốc độ lớn nhất của máy để tập luyện, ngoại trừ các vận động viên chuyên nghiệp.

2.4. Tải trọng người dùng

Con số này sẽ quy định trọng lượng tối đa khi người dùng chạy trên máy (tính cả lực tác động trong từng bước chạy). Tải trọng người dùng của máy chạy bộ quyết định lớn đến độ bền của máy, đặc biệt đối với những máy được dùng với cường độ cao và liên tục.

3. Các nút chức năng khác có trên bảng điều khiển của máy chạy bộ

3.1. Nút khởi động 

Nút này có chữ Start, khi ấn máy chạy bộ sẽ đếm ngược từ 3 – 0, sau đó băng tải sẽ từ từ chuyển động ở tốc độ mặc định. Lúc này người tập sẽ bước vào và đi bộ chậm với máy trước khi chọn tốc độ cao hơn.

distance trên máy chạy bộ là gì

Máy chạy bộ còn có nhiều nút chức năng khác

3.2. Nút tắt máy 

Nút tắt máy sẽ có chữ Stop, khi nhấn nút máy chạy bộ sẽ từ từ dừng lại và hạ độ dốc về 0 (nếu máy có chế độ điều chỉnh độ dốc tự động).

3.3. Khóa an toàn 

Khóa an toàn hay còn gọi là khóa từ thường được buộc kèm một sợi dây nhỏ, đầu còn lại gắn kẹp dùng để kẹp vào quần, áo của người sử dụng máy và được dùng trong trường hợp người tập chẳng may trượt chân hoặc gặp sự cố thì khóa từ sẽ bung ra. Lúc này máy chạy bộ sẽ ngừng hoạt động, điều này giúp bạn tránh khỏi các chân thương ngoài ý muốn.

3.4. Nút điều khiển tốc độ 

Máy chạy bộ thường có các nút chọn nhanh tốc độ như 3, 6, 9 hay 12 km/h. Bên cạnh đó hai nút tăng và giảm sẽ cho phép bạn tăng giảm các thông số trên máy chạy bộ về mặt tốc độ. Với mỗi lần bấm bạn sẽ tăng hoặc giảm 1 km/h, thông thường các nút tăng giảm tốc độ sẽ được trang bị ở phần tay nắm máy chạy bộ và nằm ở phía bên phải nhằm thuận tiện cho người tập sử dụng.

3.5. Nút điều chỉnh độ dốc 

Nút này cho phép bạn tăng hoặc giảm nhanh độ dốc ở các mức từ 3% – 6% – 9% – 12% – 15%. Với mỗi lần bấm sẽ cho phép bạn tăng hoặc giảm 1% độ dốc. Tương tự nút điều chỉnh tốc độ, nút điều chỉnh độ dốc sẽ được trang bị tại phần tay nắm máy chạy bộ nhưng ở phía bên trái.

3.6. Chương trình 

Nút này sẽ cho phép người tập chọn những bài tập được tích hợp sẵn trên máy chạy bộ.

3.7. Nút Enter

Nút Enter được sử dụng trong trường hợp bạn chọn những bài tập được tích hợp sẵn hoặc tự thiết kế bài tập riêng cho mình dựa theo các thông số trên máy chạy bộ như độ dốc, tốc độ, thời gian… Nút Enter được nhấn nhằm xác nhận và bắt đầu bài tập của bạn.

3.8. Các nút khác

Các loại máy chạy bộ điện thường được tích hợp thêm jack MP3, cổng USB… để kết nối với những thiết bị phát nhạc trong khi chạy. Vì thế sẽ có thêm các nút chức năng để điều khiển nhạc như nút bật tắt hay nút tăng giảm âm lượng nhạc.

4. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ

Điều đầu tiên cần lưu ý là vị trí đặt máy chạy bộ, bạn nên đặt máy trên nền phẳng, ở những nơi thông thoáng và không nên đặt bên ngoài trời sẽ làm giảm độ bền của máy. Ngoài ra, nên đặt máy cách xa các loại vật dụng khác để tránh ngã va đập vào máy trong khi chạy. 

distance trên máy chạy bộ là gì

Nắm rõ các lưu ý khi chạy bộ trên máy sẽ giúp quá trình luyện tập đạt hiệu quả cao hơn

Tiếp đến là thời gian tập trên máy chạy bộ cần đều đặn và khoảng 3 – 4 lần/tuần, trong 30 – 45 phút là tốt nhất.

Khi chạy bộ trên máy bạn không đổ người về phía trước vì thảm chạy có xu hướng kéo chân ra phía sau dễ làm bạn mệt mỏi. Tư thế đúng là hãy giữ thân trong tư thế thẳng. Những người mới tập thì nên chọn mức độ thấp giống như đi bộ và tăng lên từ từ khi đã dần thích ứng.

Khi vận động cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi, nếu bạn không bổ sung nước sẽ khiến cơ thể mất nước và dễ mệt mỏi, chóng mặt. Thiếu nước còn làm cơ bắp rối loạn, dễ sinh ra chuột rút…Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng nước quá nhiều trong khi tập luyện, chỉ nên uống nước khi nghỉ giải lao vì uống khi đang tập luyện sẽ khiến bạn bị đau bụng.

Với những thông tin trên, có lẽ bạn đã biết được distance trên máy chạy bộ là gì cùng các thông số khác trên máy chạy bộ. Hy vọng sẽ giúp bạn nhiều trong việc chọn mua máy và áp dụng chế độ luyện tập sao cho phù hợp.