Với những người thường xuyên tập thể dục thể thao thì chỉ số BPM là một điều mà chúng ta vô cùng lưu ý để tránh những tình trạng cơ thể hoạt động quá tải. Vậy thật ra chỉ số BPM là gì?
Có thể bạn không biết, BPM chính là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng đến chúng ta đặc biệt là sức khoẻ. Một vài người không biết và đã bỏ qua chỉ số BPM, dẫn tới một vài hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là khi tập luyện thể dục thể thao, vậy thì thực chất, BPM là gì và cách tính chỉ số BPM như thế nào? Có quá khó không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết chia sẻ kiến thức sức khỏe này nhé!
BPM là gì và ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của chúng ta?
Mục lục
1. Chỉ số BPM là gì?
Nhiều người có vẻ còn quá xa lạ với chỉ số bpm. Vậy thì rốt cuộc, BPM là gì và nó liên quan mật thiết gì đến sức khoẻ của chúng ta hay không?
BPM là gì? Cũng là một chỉ số đo lường, như lực là Newton, cân nặng là kg hoặc pounds, độ dài là meter hoặc kilometer, BPM đơn giản là một đơn vị dùng để đo lường nhịp tim trong một phút, viết tắt cho cụm từ Beats per minutes.
Ở một người bình thường, nhịp tim thường dao động từ 60-80 nhịp/phút ở trạng thái nghỉ ngơi, đôi khi có thể nằm ở khoảng là 100 bpm hoặc hơn khi chúng ta vận động thể dục thể thao. Khi nhịp tim tăng, có nghĩa là chúng ta đã làm việc nhiều, nhưng hiệu quả đi bơm máu lại giảm, lâu dài sẽ gây một “gánh nặng” cho tim mạch và dẫn tới nhiều trạng thái bệnh, ví dụ như là suy tim.
Bạn thấy đó, định nghĩa về BPM là gì thật ra không quá khó khăn hay phức tạp như bạn từng nghĩ đâu.
BPM thật ra là số nhịp tim đập mỗi phút của bạn
Sau khi viết BPM là gì, bạn có thắc mắc Nhịp tim là gì? Cách dùng công thức tính nhịp tim đúng nhất không?
2. Sự khác biệt giữa huyết áp và nhịp tim
Vậy chúng ta đã hiểu được rằng, BPM là gì. Tuy nhiên có một vài sự nhầm lẫn nho nhỏ giữa huyết áp và nhịp tim. Vậy liệu sự khác biệt này là gì?
Huyết áp là gì?
Huyết áp chính là áp lực bắt nguồn từ sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu hay nói cách khác nó chính là lực tác động của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu ra hệ tuần hoàn. Huyết áp bao gồm 2 thông số đại diện chính, một là huyết áp tâm thu (chỉ số ở trên) nhằm để chỉ áp lực khi tim co bóp tống máu vào các động mạch trên cơ thể. Còn lại là huyết áp tâm trương (chỉ số nằm dưới) chỉ áp lực của tim giãn, nghỉ giữa các nhịp đập. Một người bình thường thì huyết áp sẽ nằm ở tầm 120.8 mmHg (milimet thuỷ ngân)
Nhịp tim là gì?
Sau khi đã biết BPM là gì, thì bạn cũng cần nên biết một số kiến thức cơ bản về nhịp tim. Đơn giản nhất, nhịp tim chính là số lần tim đập mỗi phút và nhịp tim cũng đơn giản chỉ là bao gồm một chỉ số duy nhất đại diện cho số nhịp đập trên một phút. Với người khoẻ mạnh bình thường thì nhịp tim chuẩn nằm ở tầm từ 60 bpm đến 100bpm. Nếu thấp hơn và cao hơn, bạn cần nên điều chỉnh hoặc có thể đến gặp bác sĩ vì có thể bạn mắc bệnh liên quan đến tim mạch.
Vậy hai chỉ số này có liên quan với nhau không?
Trên thực tế hai chỉ số này không hề liên quan với nhau. Chính vì thế, việc đo nhịp tim sẽ không giúp bạn biết được huyết áp của người đó thấp hay cao. Với những người bị cao huyết áp, đo nhịp tim không phải là bước thay thế cho việc đo huyết áp đâu!
Và chúng ta cũng có thể biết được rằng, nhịp tim tăng nhanh thì không có nghĩa huyết áp cũng thế và ngược lại. Nếu một trong hai có sự chênh lệch với mức giá trị chuẩn thông thường, cách tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ tim mạch. Đừng chủ quan nhé, vì có thể huyết áp của bạn rất bình thường nhưng nhịp tim cao cũng là một vấn đề nghiêm trọng mà bạn cần phải gặp bác sĩ đấy!
Chính vì vậy bạn cần phải đo nhịp tim và huyết áp một cách riêng biệt hoàn toàn, mỗi chỉ số đều biểu thị những điều khác nhau. Vì thế không được áp đặt định nghĩa này lên trên định nghĩa kia vì có thể bạn gặp một trong hai vấn đề khác nhau mà lại không biết.
Nhịp tim và huyết áp hoàn toàn khác nhau
Nhịp tim và huyết áp là 2 chỉ số hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao tim đập nhanh thì huyết áp tăng?
3. Cách tính chỉ số BPM đúng chuẩn mà bạn chưa biết
Rất dễ thôi, không quá khó như bạn nghĩ đâu. Đầu tiên, chúng ta sẽ chạm vào một chỗ có mạch đập bất kỳ, nhiều người hay chọn cổ hoặc là cổ tay, hoặc bạn cũng có thể tự áp tay lên tim. Hãy cẩn thận đếm số nhịp tim trong vòng 15 giây, sau đó nhân cho 4 (có nghĩa là trong vòng 60 giây hay 1 phút). Rất đơn giản đúng không?
Hãy làm thử một bài toán. Ví dụ bạn đo được rằng trong vòng 15 giây thì mạch của bạn đập được 20 lần thì có nghĩa là chỉ số BPM của bạn là 20*4=80 bpm. Tuy vậy, nhịp tim trong lúc bình thường và hoạt động thể dục thể thao hoàn toàn khác nhau, chính vì thế phải tính cả hai lần trước và sau khi hoạt động mới có thể chuẩn xác hơn.
4. Người bình thường có chỉ số bpm là bao nhiêu?
Mặc dù nhịp tim không thể nói lên sức khỏe của một người như thế nào. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn chẩn đoán và phát hiện ra những bất thường có thể xảy ra đối với cơ thể. Thông thường, người khỏe mạnh đã trưởng thành có chỉ số bpm dao động từ 60-100 lần/phút. Tuy nhiên cũng có một số người có nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn chỉ số này.
Đối với trẻ em, nhất là những đứa trẻ hiếu động có sự dao động khá lớn. Những đứa trẻ vận động nhiều với cường độ cao thì chỉ số nhịp tim dao động lên đến 200 lần/phút, tuy nhiên chỉ số này vẫn nằm ở trong ngưỡng an toàn.
Hiệp hội tim mạch của Hoa Kỳ đã nghiên cứu và cho thấy nhịp tim tối đa của một người vận động với cường độ cao là 220 lần/phút. Do phản ứng của cơ thể của mỗi người khác nhau đối với tác nhân bên ngoài không giống nhau. Cho nên nhịp tim cũng sẽ dao động ở mức khác nhau trong phạm vi cho phép.
Chỉ số bpm của người bình thường dao động từ 60 – 100 lần/phút
Sau đây là bảng nhịp tim bình thường thay đổi tùy theo độ tuổi mà bạn có thể tham khảo:
Độ tuổi | Nhịp tim (lần/phút) |
Sơ sinh | 100 – 160 |
Dưới 5 tháng tuổi | 90 – 150 |
Từ 6 – 12 tháng tuổi | 80 – 140 |
Từ 1 – 3 tuổi | 80 – 130 |
Từ 4 – 5 tuổi | 80 – 120 |
Từ 6 – 10 tuổi | 70 – 110 |
Từ 11 – 14 tuổi | 60 – 105 |
Từ 15 – 20 tuổi | 60 – 100 |
Trên 20 tuổi | 50 – 80 |
5. Khi nào thì cần phải thực hiện đo chỉ số bpm?
Có thể bạn đã biết chỉ số bpm là gì nhưng lại chưa biết khi nào nên tiến hành đo nó. Thông thường chúng ta chỉ thực hiện đo chỉ số bpm khi đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên nếu như bạn có một trong những biểu hiện sau thì nên đi khám tim mạch ngay:
- Bạn đột nhiên cảm thấy tim mình đập nhanh hoặc chậm, luôn cảm thấy hồi hộp. Bên cạnh đó là tình trạng đánh trống ngực, bị chóng mặt, một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến bị choáng ngất.
- Tim bị loạn nhịp, kèm theo đó là triệu chứng khó thở và đau tức ở một số vùng như ngực, cánh tay, cổ hoặc lưng.
- Nhịp tim của bạn bình thường đập chuẩn nhưng khi bạn sử dụng các loại thuốc điều trị nào đó thì bỗng nó bị loạn nhịp một cách đột ngột.
- Có một số trường hợp mắc rối loạn nhịp tim có thể kèm theo các triệu chứng như sụt cân nhanh chóng, thường xuyên mệt mỏi, giảm sức bền, kèm theo tình trạng đau đầu và có hiện tượng ra mồ hôi.
Như vậy bạn đã biết được BPM là gì cũng như là sự khác biệt vô cùng rõ rệt giữa huyết áp, nhịp tim và cách đo BPM chuẩn nhất. BPM chính là một đơn vị mà những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cần phải lưu ý. Và nếu bạn cần tham khảo thêm về các dụng cụ gym, thiết bị phòng gym thì hãy đến ngay với Elipsport – chúng tôi hân hạnh là một trong những đơn vị đồng hành cùng bạn trong quá trình nâng cao sức khỏe cũng như tìm lại vóc dáng thon gọn tuổi thanh xuân.