Một trong những mối quan tâm hàng đầu trong bộ môn chạy bền trước nhất là cách thở khi chạy bền sao cho không bị tốn nhiều sức lực. Và những cách đó sẽ là gì và hiệu quả ra sao?
Chạy bền chính là một trong những phương pháp chạy hiệu quả mà được nhiều người quan tâm, và trong bộ môn chạy bền, việc giữ hơi thở chính là điều quan trọng nhất. Vậy thì cách thở khi chạy bền nào là hiệu quả và giúp cho cơ thể không bị rơi vào tình trạng hụt hơi và hao tốn sức lực? Tập đoàn thể thao Elipsport sẽ gửi đến bạn một số gợi ý cho việc điều hoà nhịp thở của mình khi chạy bền
Cách thở khi chạy bền nào để ít tốn sức nhất
Mục lục
1. Chạy bền là gì?
Nhiều người đã chắc một lần trong công cuộc tập thể thao đã nghe qua thuật ngữ “chạy bền” nhưng lại không hiểu thật ra chạy bền là gì. Vậy chạy bền là gì? Và nó thường phổ biến ở đâu
Theo một định nghĩa, chạy bền là chạy bộ với cự ly dài, các cự ly phổ biến nhất hiện nay là 800m, 1000m, 1500m, 5000m và có cả 10000m. Đúng như với cái tên mà nó biểu thị, chạy bền cần có rất nhiều yếu tố để có thể thực hiện được một bài chạy, trong đó chính là độ bền, độ dẻo dai của cơ thể, cách duy trì tốc độ, và quan trọng hơn nữa đó là nhịp thở phù hợp. Nếu bạn không biết cách hít thở khi chạy bền thì sẽ gây khó khăn trong việc giữ sức. Chính vì thế, cách thở khi chạy bền chính là một trong những yếu tố tiên phong mà bạn cần phải luyện rèn.
Chạy bền là chạy với cự ly dài
Sau khi đã biết chạy bền là gì, hãy tìm hiểu Ý nghĩa, tác dụng của chạy bền đối với cơ thể để có nhiều động lực luyện tập hơn.
2. Tại sao khi chạy bền cần phải chú ý đến cách hít thở?
Cách thở khi chạy bền chính là một trong những điều quan tâm hàng đầu của người mới làm quen với việc chạy bộ. Điều này khá đơn giản vì đối với người mới, họ vẫn chưa quen được cách chạy đúng, thể trạng yếu và rất dễ bị hụt hơi, gây nên tình trạng phổi không bơm đủ oxy nuôi cơ thể và giảm chức năng vận động. Đây chính là điều dễ hiểu khi chúng ta bắt gặp một người vừa tập chạy sẽ dễ bị chóng mặt thậm chí là tụt huyết áp.
Cách hít thở rất quan trọng trong việc chạy bền
3. Cách thở khi chạy bền sao cho đúng?
Đáng ngạc nhiên, chúng ta lại chẳng có một quy tắc nhất định nào cho cách thở khi chạy bộ cả. Tuỳ vào thói quen sinh hoạt của mỗi người mà chúng ta lại tồn tại mỗi cách khác nhau. Và sẽ chỉ có một số điểm chung để bạn tham khảo chứ không hẳn là có một quy định riêng nào.
Vừa bắt đầu chạy, đừng bỏ cuộc mà hãy nhủ bản thân cố gắng không ngừng, khi chạy tập hít thở đều, để dễ kiểm soát hơi thở. Hãy khởi động bằng những bài Yoga để tập thở để hơn để có thể thích nghi với một cường độ hoạt động mạnh. Vì con người chúng ta luôn tồn tại ở chế độ dễ thích nghi nhanh, dễ thay đổi theo môi trường, nên đừng quá lo lắng, bạn sẽ làm được nhanh thôi!
Một mẹo nhỏ nữa được cho là cách thở khi chạy bền đó chính là hãy chạy với tốc độ chậm, sải chân ngắn để đỡ tốn sức. Hãy rủ một người bạn chạy cùng để có thể kiểm soát được tốc độ dễ dàng hơn đấy! Nếu cảm thấy hơi thở không đủ, hụt hơi, thì hãy chạy chậm lại hoặc đi bộ nhanh, tuyệt đối không được dừng lại vì điều này gây hại rất nhiều đến tim mạch của bạn. Cũng đừng phải đặt ra một quy chuẩn là phải chạy tốc độ bao nhiêu, mà hãy kiểm soát thật tốt cách thở khi chạy bền bằng việc hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để có thể hấp thụ oxy nhiều nhất có thể
Cảm giác bị hụt hơi đó chính là do bạn cần phải thở nhiều hơn để loại bỏ cacbon dioxit ra khỏi cơ thể để tránh làm tổn thương phổi và tiếp thêm oxy để nuôi cơ thể dễ hơn. Đối với những bạn ở vùng phía Bắc, vào mùa thu và đông gặp phải thời tiết lạnh, thì đừng quên rằng hãy chú ý đừng hít thở quá sâu để gây kích ứng, áp suất khí thấp tràn vào phổi gây tổn thương.
Còn với những bạn ở vùng phía Nam, thì khi trời nóng, bạn cần tăng nhịp thở của mình nhanh hơn để cơ thể có thể nhanh chóng được hạ nhiệt.
Hãy thở đều – chạy chậm và sải chân ngắn hơn
4. Vậy cách hít thở khi chạy bền nào là đúng nhất
Thật ra, các thông tin trên đều chỉ là gợi ý nhỏ dành cho bạn mà thôi. Vì vậy hãy cứ hít thở làm sao mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Đừng tự ép bản thân phải thích nghi với những điều quá mới khiến bản thân khó khăn, mà chúng ta khi cảm thấy “có gì đó không đúng” thì sẽ tự đổi đổi và thích ứng tốt hơn. Hít thở tự nhiên nhất có thể sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Vì chạy bộ là giúp bản thân thoải mái chính vì thế đừng làm chúng ta cảm giác gò bó sẽ ảnh hưởng đến quyết tâm cũng như gây chán nản dễ dàng.
Khi chạy, hãy cứ giữ hơi thở đều nhịp, hít thật sâu bằng mũi, thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Với những bộ môn khác dưới nước thì có lẽ sẽ có những cách thở khác hơn. Nếu cảm thấy nhịp thở có vấn đề, hãy tự điều chỉnh, có thể giảm cường độ tập, hoặc từ từ lại để cơ thể dễ dàng hơn thoải mái hơn.
Vừa bắt đầu đừng nên chạy quá nhay. Cách thở khi chạy bền rất đơn giản, nó phụ thuộc vào việc bạn chạy với tốc độ có đều đặn hay không. Dĩ nhiên, chúng ta không thể nào trở nên hoàn hảo lúc ban đầu, mà cứ để thời gian dần dần, và cơ thể tuyệt vời của chúng ta chắc chắn sẽ tự mình thích nghi.
Hãy thở theo cách bạn cảm thấy thoải mái nhất
Ngoài việc hít thở khi chạy bền, cách chạy bền không mệt, giữ sức được lâu cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu khi chạy bền đấy.
5. Cách khắc phục những khó khăn khi hít thở trong quá trình chạy bền
Nếu bạn gặp khó khăn khi hít thở trong quá trình chạy bền thì nó có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân dưới đây:
- Khi thời tiết quá nóng hoặc bạn chạy bộ với cường độ cao thì thân nhiệt sẽ tăng lên rất nhiều. Lúc này bạn cần phải tăng nhịp thở để giúp cơ thể hạ nhiệt.
- Khi thời tiết trở lạnh, nếu bạn hít thở sâu sẽ đưa một lượng lớn hơi lạnh vào trong phổi và dẫn đến tình trạng kích ứng phổi. Do đó, khi chạy bộ trong điều kiện thời tiết lạnh bạn cần phải chú ý đến hơi thở của mình.
Chỉ chạy bền trên địa hình cao khi có một thể lực thật sự tốt
- Khi bạn chạy bộ ở địa hình cao thì sẽ cảm thấy khó thở hơn so với địa hình bình thường bởi vì càng lên cao sẽ càng loãng. Lúc này cơ thể của bạn sẽ tự giác hít thở nhanh hơn để thu được nhiều oxy. Điều này dẫn đến tình trạng suy giảm CO2 – làm thay đổi nồng độ axit trong máu. Và có thể đi kèm một số tác dụng phụ nguy hiểm hoặc thậm chí là tử vong. Do đó, khi tham gia chạy bộ ở địa hình cao hoặc đồi núi thì bạn cần phải chắc chắc mình có một thể lực tốt.
- Người bị hen suyễn có thể gặp khó khăn trong việc hít thở lúc chạy bền. Do đó, bạn cần tìm hiểu các chương trình luyện tập đặc biệt để khắc phục vấn đề này.
Trên đây cũng chính là những chia sẻ kiến thức và một số lời khuyên nho nhỏ mà tập đoàn thể thao Elipsport tặng riêng cho bạn về cách thở khi chạy bền làm sao hiệu quả mà không tốn sức, hy vọng bạn sẽ có thể tìm được một câu trả lời riêng cho mình. Và nếu như bạn quan tâm đến các dụng cụ gym, cũng như máy chạy bộ điện đa năng hay xe đạp tập thể dục, thì tập đoàn thể thao Elipsport sẽ luôn bên cạnh và đồng hành cùng bạn để giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh, tốt hơn từng ngày.