Snack được xem là một món ăn nhẹ “quốc dân” và hầu hết mọi lứa tuổi đều yêu thích nhờ vào hình thức đa dạng, bao bì bắt mắt cũng như đáp ứng các tiêu chí “ngon, rẻ”. Tuy nhiên, trong một gói snack bao nhiêu calo? Và liệu ăn snack có béo không? Mời bạn cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua những chia sẻ bên dưới nhé!
Mục lục
1. 1 gói snack bao nhiêu calo?
Một gói snack có bao nhiêu calo và liệu ăn bánh snack có mập không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng calo trong snack không có tính ổn định. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm snack với thành phần cho đến thương hiệu khác nhau, vì vậy hàm lượng calo trong mỗi sản phẩm cũng sẽ có sự khác biệt.
Theo đó, snack có bao nhiêu calo còn phụ thuộc vào công thức chế biến, nguyên liệu của nhà sản xuất. Dù vậy, ước tính trung bình thì cứ 100 gram snack sẽ chứa khoảng 305 kcal, 3,7gr chất béo, 4,3gr protein và khoảng 67,2 carbohydrate.
Đa số trên bao bì các gói snack đều cung cấp thông tin về hàm lượng calo trong sản phẩm, người dùng có thể xem trực tiếp thông tin ấy trên mỗi gói snack. Một số loại phổ biến nhất như:
- 1 gói snack bí đỏ chứa khoảng 450 calo.
- 1 gói snack phô mai chứa 630 calo.
- 1 gói snack cà chua chứa 400 calo.
Tuỳ vào mỗi dòng snack sẽ có hàm lượng calo khác nhau
2. Ăn snack có béo không?
Vậy ăn snack có béo không? Trong một gói snack có hàm lượng calo tương đối cao, ngoài ra còn có lượng đường, muối, chất béo, đạm lẫn carbohydrate,… cũng rất đáng kể.
Một số nghiên cứu đến từ các chuyên gia dinh dưỡng của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cũng đã cho thấy: Trong một gói snack có thể chứa đến 2,5 thìa dầu ăn. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều snack trong thời gian dài, các chất này có thể tích tụ thành lượng lớn bên trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến số cân nặng của bạn tăng lên mà còn gây ra nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe.
Ăn nhiều snack sẽ gây tăng cân
3. Ăn snack có tốt cho sức khỏe không?
3.1 Tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Các loại thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất tạo màu và được chiên qua dầu mỡ không những gây béo mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Những trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, nội tiết tố có sự thay đổi chính là đối tượng cần hạn chế ăn snack (Theo khuyến cáo đến từ các chuyên gia dinh dưỡng).
3.2 Bệnh về đường tiêu hóa
Chất béo và tinh bột có nhiều trong snack sẽ khiến người ăn bị đầy bụng, no nhanh và lâu hơn. Điều này dẫn đến tình trạng biếng ăn, thiếu chất về lâu về dài. Bên cạnh đó, ăn snack thường xuyên còn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, chậm phát triển do thiếu chất xơ, vitamin và chất khoáng,…
3.3 Gây mệt mỏi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất Acrylamide có trong snack không những gây ra căn bệnh ung thư mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của não bộ. Ngoài ra, còn khiến cho người ăn mất tập trung, bị xao nhãng, mệt mỏi và đi tiểu nhiều lần.
Ăn nhiều snack còn ảnh hưởng đến sức khỏe
4. Cách ăn snack không gây tăng cân
Sau khi tìm hiểu ăn snack có béo không, bạn cần biết cách ăn snack làm sao để không bị mập và ảnh hưởng đến sức khoẻ? Để thực hiện được điều này, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế ăn snack, chỉ nên dùng 1 lần/ tuần hoặc 2-3 lần/tháng
- Ăn chậm và nhai kỹ: Theo một số nghiên cứu, việc nhai kỹ sẽ giúp giảm nhu cầu ăn vặt của bạn cũng như hạn chế sự thích thú với đồ ăn. Điều này giúp bạn kiểm soát được cơn thèm ăn lẫn lượng calo nạp vào cơ thể.
- Uống nhiều nước trước khi ăn snack cũng sẽ làm giảm đi cảm giác thèm ăn. Từ đó, giảm lượng snack đưa vào cơ thể.
- Ăn snack cùng rau xanh và trái cây. Cách tốt nhất là bạn hạn chế ăn snack trong các bữa ăn phụ.
- Tăng cường thực hiện những bài tập đốt mỡ để tiêu hao lượng calo dư thừa sau khi ăn snack.
- Áp dụng nguyên lý tăng – giảm cân: Nếu bạn đã ăn snack (chứa nhiều chất béo lẫn tinh bột) trong bữa ăn phụ, vào các bữa chính bạn nên cắt giảm đi lượng tinh bột và chất béo lại. Đồng thời, bổ sung thêm nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn để tạo cảm giác no lâu. Việc này sẽ giúp kiểm soát được lượng calo nạp vào trong ngày của bạn.
Chỉ nên ăn snack 1 lần/tuần
Trên đây là những thông tin về vấn đề ăn snack có béo không cùng các tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều snack trong thời gian dài. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng cho thực đơn ăn kiêng khoa học của mình. Ngoài việc hạn chế và ăn snack đúng cách bạn cũng cần kết hợp tập thể dục giảm cân với máy chạy bộ, xe đạp tập mỗi ngày. Điều này vừa giúp bạn cải thiện vóc dáng lại tốt cho sức khỏe.